Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Địu con đúng cách

Sử dụng những chiếc địu với rất nhiều tiện lợi là giải pháp tối ưu được các bậc cha mẹ lựa chọn khi muốn mang con theo bên mình. Tuy nhiên, nếu không hiểu đúng và sử dụng đúng cách thì việc dùng địu sẽ không an toàn cho bé yêu của bạn.
Địu con an toàn và đúng cách
Tiện lợi từ những chiếc địu:
Rất nhiều phụ nữ thích sử dụng địu để được bên con suốt cả ngày. Đặc biệt với những chị em bận rộn với quá nhiều công việc, không có nhiều thời gian thì những chiếc địu giúp họ ôm con cả ngày trong khi vẫn có thể đi chợ, đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè hay làm việc nhà. Điều này khiến họ vừa thấy yên tâm, vừa tạo sự gần gũi với con của mình.
Hơn thế nữa, những chiếc địu được thiết kế gọn gàng, vừa dễ sử dụng vừa dễ di chuyển hơn so với những chiếc xe đẩy.
Chọn mua địu an toàn và phù hợp:
Sử dụng địu rõ ràng mang đến nhiều sự tiện lợi cho các bâc phụ huynh. Tuy nhiên, khi địu con bạn phải thật thận trọng, đặc biệt với bé dưới 4 tháng tuổi, bé sinh ra nhẹ cân, sinh non hay đang bị cảm lạnh.
Nói đến việc địu con, ai cũng cho rằng đó là việc vô cùng đơn giản và dễ dàng. Nhưng trên thực tế, nếu bạn sử dụng những chiếc địu có hình dáng không phù hợp có thể rất nguy hiểm đối với các bé.
Hiện nay những chiếc địu được thiết kế với nhiều hình dáng, mẫu mã, nhưng bạn không nên chọn những chiếc địu kiểu dáng giống như một chiếc túi. Với chiếc địu kiểu dáng chiếc túi này có khoang túi khá sâu sẽ khiến cho lưng của bé  bị bẻ cong theo hình chữ “C”. Thêm vào đó, khuôn mặt bé sẽ bị che kín mít, khiến bé gặp khó khăn khi thở.
Khi lựa chọn địu cho con, bạn cũng nên chọn mua địu theo tư thế nằm của bé sẽ  tốt hơn so với địu có tư thế ngồi.  Vì ở lứa tuổi sơ sinh, vùng đầu và cổ của bé chưa phát triển hoàn thiện, tư thế địu ngồi có thể khiến cho vùng cổ của bé bị chấn thương nếu bé còn quá nhỏ.
Để an toàn cho bé, bạn chỉ nên sử dụng địu khi bé ở vào giai đoạn từ bốn tháng tuổi trở lên. Ở lứa tuổi nhỏ hơn, bé có thể sẽ gặp những chấn thương không mong muốn.
Lưu ý để sử dụng địu an toàn cho bé:
Thiết kế an toàn:

Những chiếc địu an toàn cho các bé phải là những thiết kế có:
  • Khoang túi nông
  • Giữ người bé luôn thẳng thắn khi năm, không bị cong lưng.
  • Kiểu dáng ôm tròn.
  • Bao bọc toàn bộ xung quanh cơ thể bé, nhưng không quá kín.
Cách mang địu đúng tư thế
  • Khi dùng địu, tốt nhất là con phải được tựa vững chắc vào mẹ với tư thế ngồi hướng lên trên, sao cho cằm không bao giờ chạm vào ngực, thường xuyên kiểm tra tư thế của bé.
  • Địu bé trên cao và sát với ngực (sao cho bạn có thể hôn được bé, đầu bé sát với cằm mẹ). Không để bé nằm ở phần hông hay eo.
  • Giữ bé thẳng người,  bụng và ngực áp sát vào cơ thể mẹ.
Những điều cần tránh khi địu bé:
  • Một chiếc địu có hình dáng phù hợp với tư thế thường nằm của bé là điều quan trọng đầu tiên khi bạn chọn mua địu cho con. Địu phải thích hợp với chiều cao, cân nặng của bé. Nếu chiếc địu quá nhỏ so với bé  sẽ khiến bé bị ngã ra ngoài, còn khi địu quá rộng so với cơ thể bé thì lớp vải của chiếc địu có thể che vùng mũi, miệng của bé, dễ gây tình trạng ngạt thở.
  • Không nên để khuôn mặt của bé bị che kín. Nếu thấy bé khóc quấy hoặc khó chịu hãy tháo địu ra khỏi người bé.
  • Thường xuyên kiểm tra tư thế của bé, không để lưng bé bị gập cong lại. Cơ thể và đầu của bé phải luôn được nâng đỡ. Không để cằm và ngực của bé quá sát nhau. Khoảng trống từ ngực đến cổ của bé phải có độ dài khoảng 1 ngón tay.
  • Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
                IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Không nên để trẻ có thói quen ăn ngậm

Các bậc cha mẹ hiện nay thường than phiền vì phải bỏ ra quá nhiều thời gian để dỗ dành, đút cho bé ăn. Họ không thể tận hưởng giờ ăn trọn vẹn, thậm chí rất mệt mỏi, bực bội vì bé cứ ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nuốt. Ăn ngậm là một thói quen xấu cần phải giúp bé từ bỏ. 
bengamthucankhongnuot-1353484024_500x0
Ngậm thức ăn là một thói quen xấu
Thói quen ăn ngậm không chỉ khiến người cho ăn bực bội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Những bữa ăn của chúng trở nên nặng nề do thái độ bực dọc của người lớn.
Hơn nữa, theo các bác sĩ, khi ngậm lâu trong miệng, men tiêu hoá thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hoá thức ăn thành đường. Vị ngọt của thức ăn càng làm bé thích và ngậm lâu hơn. Tình trạng lặp lại nhiều lần sẽ hình thành thói quen ăn ngậm ở trẻ. Với các bé đã mọc răng, lượng đường này còn bám trực tiếp vào răng, vi khuẩn càng có cơ hội để xâm nhập, gây sâu răng từ khi bé còn rất nhỏ.
Giúp bé từ bỏ thói quen ăn ngậm
Chế độ ăn uống 
Cách chế biến thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi thức ăn chế biến không phù hợp với độ tuổi, sở thích của bé, bé sẽ lười nuốt và tìm cách nhè ra. Vì thế, cha mẹ nên lưu ý độ tuổi để nấu thức ăn cho bé.
Khi con bắt đầu ăn dặm, bạn có thể xay thức ăn thật nhuyễn cho bé dễ nuốt. Dần dần, bạn giảm độ mịn, nhuyễn của bột để bé tập nhai khi bắt đầu mọc ba, bốn cái răng.
Tuy nhiên, đừng cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài. Điều đó khiến bé lười nhai và ngay cả khi đã lớn, bé cũng không thể tự nhai. Ngược lại, nếu trẻ hơn một năm tuổi mà phải tự nhai, răng không đủ sẽ khiến thức ăn lợn cợn trong miệng, làm trẻ khó nuốt.
Nhiều gia đình có thói quen đi chợ sẵn cho cả tuần rồi để thực phẩm dùng từ từ. Điều này sẽ làm trẻ chán ăn vì không có nhiều sự thay đổi món cũng như chất lượng thực phẩm không tốt. Vì thế, bạn phải thường xuyên thay đổi nguyên liệu để đổi khẩu vị cho trẻ… Thực phẩm đa dạng sẽ kích thích việc ăn của trẻ. Hơn nữa, bạn còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chúng.
Đối với trẻ nhỏ, bạn không nhất thiết cho trẻ ăn đúng ba bữa như người lớn mà có thể chia nhỏ bữa ăn. Cách này sẽ giúp cung cấp đủ năng lượng cho trẻ, đặc biệt là những trẻ biếng ăn.
Cách cho ăn
Khi cho bé ăn, bạn đừng cho bé vừa ăn vừa chơi. Lúc đầu, khi cầm món đồ chơi yêu thích, trẻ sẽ vui và ăn nhiều hơn. Được một thời gian, chúng sẽ tập dần thói quen mải chơi mà quên ăn hoặc không có đồ chơi là không ăn.
Ngoài ra trong quá trình cho trẻ ăn, bạn nên:
–    Vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cho bé cách nhai và nuốt.
–    Khen và khuyến khích bé ăn.
–    Nếu bé tập trung xem tivi hay quảng cáo mà quên nhai nuốt, phải tắt ti vi để bé chú ý vào việc ăn uống hơn.
–    Nên tập cho trẻ tự xúc ăn, khi đó các bé sẽ nhai nuốt dễ dàng hơn.
Cha mẹ cũng cần lưu ý, phải luôn giữ miệng bé sạch sẽ sau mỗi lần ăn để phòng nguy cơ sâu răng bằng cách cho bé uống nước trắng tráng miệng.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Phương pháp hạn chế sâu răng cho bé

Cho bé tắm nắng thường xuyên, uống nước sau khi ăn, lau miệng bằng gạc mềm sạch nhúng nước muối ấm… là những cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện để phòng sâu răng cho con ngay từ nhỏ.
Các nguyên nhân gây sâu răng sữa ở bé
– Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu.
– Do bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt.
– Do cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé.
– Những yếu tố khác như bé bú bình, bé sinh mổ… cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở bé.
girleating-chocolate
Hậu quả khi bé bị sâu răng
Nhiều cha mẹ nghĩ sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Điều này không hoàn toàn đúng.
– Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.
– Răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé kém tiêu hóa.
– Răng sữa đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát âm chuẩn trong quá trình học nói.
Chăm sóc răng sữa cho bé
Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có hàng nghìn loại vi khuẩn cư trú tạo thành mảng bám. Vì vậy, cha mẹ nên học cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho bé từ sớm, thậm chí ngay cả trong giai đoạn mang thai.
Khoảng thời gian thai nghén, mẹ nên dùng những loại đồ ăn có lợi cho men răng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế căng thẳng, stress để tránh những nguy cơ dị tật cho bào thai như tật sứt môi, hở hàm ếch ở bé sơ sinh.
Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày bằng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men răng bé). Nếu trong điều kiện đi xa, không có gạc vệ sinh răng bé, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bé bú, uống thuốc… Nếu bé đã đến tuổi sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ dùng loại dụng cụ này để vệ sinh răng lợi cho bé.
rang-sua-1-1353485300_500x0
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tạo điều kiện cho bé tắm nắng để chống còi xương, hạn chế xương hàm của bé kém phát triển và phòng tránh hiện tượng răng bé mọc lệnh, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công. Không nên cho bé ngậm bình sữa (hoặc bình nước hoa quả) khi bé nằm trên giường hoặc trên cũi. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé. Hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa vào buổi tối. Với bé trên một tuổi, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ.
Bé cũng cần bỏ thói quen ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn và gây nên hiện tượng sâu răng. Bố mẹ có thể pha loãng nước hoa quả đóng hộp với nước lọc và cho bé sử dụng. Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Với các răng có lỗ sâu nhỏ thì bác sĩ sẽ làm sạch lỗ sâu rồi hàn, với các răng sâu lớn quá, ăn vào buồng tuỷ gây đau thì bác sĩ sẽ điều trị tuỷ để bảo tồn, chờ đến tuổi thay hoặc nhổ bỏ nếu mầm răng vĩnh viễn ở dưới phát triển phù hợp.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Dạy con bỏ tính ghen tị

Thói ghen tị là một trong những thể hiện tâm lý của trẻ và điều này hoàn toàn bình thường. Việc cần thiết là cha mẹ cần có thái độ và cách cư xử đúng đắn để giúp trẻ hạn chế và vượt qua tính xấu này.
1. Đừng so sánh con với người khác
Nhiều phụ huynh thường so sánh những đứa con của mình với anh chị em hoặc bạn bè của bé bởi họ nghĩ điều này có thể tạo ra động lực để trẻ phấn đấu. Sự so sánh có thể làm cho trẻ cảm thấy căm ghét và muốn trả đũa anh chị em hoặc bạn bè của mình. Ngoài ra, sự so sánh ấy vô tình làm nảy sinh tính ghen tị và khiến đứa trẻ trở nên khó dạy bảo hơn. Vì vậy lời khuyên cho các bậc phụ huynh, hãy tránh đưa ra sự so sánh giữa các con của mình và đối xử với chúng một cách công bằng.
ghenti-1370359535_500x0
2. Chia sẻ, tìm hiểu nguyên nhân
Hãy tìm hiểu nguyên nhân nào làm con tức giận thay vì đối xử một cách cứng rắn khiến trẻ tỏ ra ấm ức. Bạn nên giải thích cho trẻ biết đó là một cảm xúc hết sức bình thường và nó hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nên an ủi nhưng không nên quá nuông chiều trẻ. Thông qua việc chuyện trò, bạn có thể truyền tải thông điệp mà mình muốn nói với con. Điều đó cũng có tác dụng giúp trẻ xóa bỏ thói ghen tị.
3. Cho bé thấy mình là người may mắn
Bằng các phương tiện truyền thông như tivi, báo đài hay các tấm gương cụ thể xung quanh, bạn có thể chỉ cho trẻ thấy cuộc sống còn có những người bạn tuy cũng bằng tuổi của trẻ nhưng không có điều kiện như hiện tại mà trẻ đang có. Với những trường hợp trực quan như vậy trẻ sẽ hiểu mình vẫn còn may mắn hơn nhiều bạn khác và sẽ hạn chế so sánh, ghen tị với bạn bè hơn.
4. Đọc cho con nghe những tác hại của ghen tị
Sự ghen tị có thể gây ra oán giận và phá vỡ tình bạn. Chính vì thế, hãy giúp trẻ có một quan điểm khác về vấn đề này bằng cách đọc hoặc kể những câu chuyện liên quan đến thói ghen tị và tác hại của chúng.
5. Giúp bé nhận ra những giá trị tốt đẹp
Trường hợp trẻ ganh tỵ với bạn chung lớp vì bạn đó được điểm cao, khi đó cha mẹ nên động viên và hướng dẫn, giải thích lý do tại sao bạn lại có kết quả tốt hơn con, từ đó định hướng giúp trẻ cố gắng phấn đấu hơn. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà phụ huynh có thể tìm ra một phương thức đúng đắn để định hướng giúp trẻ hiểu được các giá trị khác nhau của cuộc sống.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Mẹ có con nhỏ nên chú ý nhé

Hạn chế để bé nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế. Gối đầu nên dùng chất liệu tự nhiên mềm mại và thoáng mát, không dùng gối quá cao. Mỗi ngày xoa nhẹ vùng đầu bé để kích thích sự phát triển của não bộ.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho rằng, được sinh ra đời đã là sự kiện quan trọng đối với bất kỳ đứa trẻ nào cho dù bé không hề ý thức việc này. Đó là bước chuyển từ bóng tối ra ánh sáng, từ môi trường ấm áp, ổn định trong bụng mẹ ra môi trường thường xuyên thay đổi của thiên nhiên, từ cuộc sống chung với mẹ sang cuộc sống độc lập của một cá nhân.
Nếu không có người lớn nuôi dưỡng, đứa trẻ sơ sinh chỉ sống được trong một thời gian ngắn. Nhờ có sự chăm sóc, vỗ về của người thân mà đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh và trưởng thành. Theo thạc sĩ Minh, để có thể chăm sóc trẻ đúng cách, cha mẹ cần hiểu rõ đặc điểm phát triển của trẻ ở từng giai đoạn, từ đó biết cách áp dụng các biện pháp chăm nuôi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh.
Nên cho bé sơ sinh ngủ đúng tư thế như nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải, hạn chế để bé nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế.

Đặc điểm sinh lý thần kinh của trẻ sơ sinh
Não bộ của trẻ lúc mới sinh nặng khoảng 400g, trong khi trọng lượng não của người lớn trung bình khoảng 1.400g. Khi trẻ mới sinh ra, lượng tế bào thần kinh khá đầy đủ nhưng các sợi dây thần kinh chỉ chứa ít myelin (chất béo giúp tế bào thần kinh truyền thông tin nhanh hơn). Vỏ não chưa được phát triển đầy đủ nên hoạt động của trẻ còn rất hạn chế, các cảm giác chưa phân hóa và thường gắn liền với xúc cảm.
Để não bộ của bé phát triển tốt, lưu ý:
– Cho bé ngủ đúng tư thế, có thể nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải, hạn chế để trẻ nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế. Gối của trẻ nên dùng chất liệu tự nhiên mềm mại và thoáng mát như vỏ đậu, bông gòn, không dùng gối quá cao. Mỗi ngày nên xoa nhẹ vùng đầu cho trẻ để kích thích sự phát triển của não bộ.
– Trong thức ăn nên chứa nhiều chất béo để giúp trẻ sớm hoàn thiện tế bào não.
– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đặc biệt là sữa non. Sữa này chỉ có trong 2-3 ngày sau khi sinh, các loại sữa công thức không có sữa non. Sữa mẹ là thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú mẹ còn là sợi dây tình cảm gắn kết yêu thương, thắt chặt tình mẫu tử.
Đặc điểm vận động của trẻ từ lúc mới sinh đến hết 2 tháng tuổi:
– Ngón chân bé xòe ra khi cù nhẹ bàn chân ở khu vực từ gót đến ngón chân. Đây có thể là tàn dư của sự tiến hóa. Những đứa trẻ bị tổn thương cột sống không có phản xạ này.
– Mắt bé nhắm khi quá sáng hoặc quá ồn. Vận động này nhằm bảo vệ mắt.
– Bé duỗi thẳng cánh tay ra ngoài rồi sau đó hướng vào bên trong (như ôm) để phản ứng với tiếng ồn hoặc khi đầu bé cúi. Vận động này giúp bé bám chặt mẹ.
– Bé nắm chặt đồ vật khi người khác đặt vào lòng bàn tay. Đây là dấu hiệu nắm bắt tự ý.
– Phản xạ tìm kiếm: Khi lấy ngón tay khều nhẹ vào má trẻ, bé ngoảnh mặt sang bên má bị khều rồi há miệng. Vận động này giúp bé tìm vú mẹ.
– Phản xạ bước: Bé được người lớn giữ thẳng người rồi sau đó bước về phía trước bắt đầu theo nhịp điệu. Đây là dấu hiệu bước đi tự ý.
– Phản xạ bú: Bé bú “chùn chụt” khi người khác đưa đồ vật vào miệng. Đây là dấu hiệu cho phép nuôi ăn.
– Phản xạ rút chân: Bé rút bàn chân khi lòng bàn chân bị người khác cù nhẹ. Cha mẹ nên bảo vệ bé để tránh các kích thích khó chịu.
Từ lúc mới sinh đến hai tháng đầu, trẻ hình thành các phản xạ có điều kiện sau:
– Phản xạ với tư thế nằm khi ăn (biểu hiện bằng cảm giác dễ chịu hay khó chịu).
– Phản xạ định hướng: Từ 2 đến 3 tuần tuổi, trẻ bắt đầu có phản ứng với âm thanh, đặc biệt khi nghe giọng nói của người lớn. Từ 3 đến 5 tuần tuổi, trẻ bắt đầu đưa mắt dõi theo những đồ vật di động, rồi dừng lại khi vật đứng yên.
– Phản xạ khi ngủ và khi thức: Càng lớn trẻ sẽ ngủ ít và thức nhiều hơn.
Lưu ý: Các bậc cha mẹ nên chú ý các phản xạ trên của trẻ. Nếu thấy bé không có những phản xạ như trên, thì nên đưa đi khám sớm để phát hiện một số dị tật bẩm sinh (nếu có).
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Mẹo chọn bình sữa an toàn cho bé

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bất khả kháng, mẹ phải cho bé bú bình bằng sữa công thức hoặc bú sữa mẹ bằng bình. Việc bú bìnhphức tạp hơn bú bằng sữa mẹ nhiều, bởi ngoải cách cầm bình sữa đúng cách, mẹ còn phải có kiến thức trong việc lựa chọn bình sữa, núm vú sao cho tốt và an toàn, rồi việc vệ sinh bình sữa và nhiều thứ khác nữa.

Tìm hiểu về cách chọn bình sữa và núm vú tốt và an toàn cho trẻ mẹ nhé.
Charming mother feeding her adorable son in the kitchen at home
Mẹ cần biết để chọn loại bình sữa tốt và an toàn cho bé (Ảnh minh họa: Internet)
1. Chọn núm vú
Trước tiên, hãy tìm hiểu cách chọn núm vú chuẩn. Việc làm này rất quan trọng vì núm vú là vật trẻ tiếp xúc trực tiếp với miệng để hút sữa.
Chất liệu
Thông thường, silicone và latec là 2 chất liệu chính để làm núm vú bình sữa. Nếu núm vú bằng silicone truyền thống chắc chắn hơn và giữ nguyên được hình dạng trong thời gian dài thì núm vú bằng latec lại mềm mại và linh hoạt hơn.
Hình dáng
Mẹ có thể lựa chọn kiểu núm vú truyền thống vì nó là loại phổ thông nhất hoặc sử dụng loại được thiết kế theo thuật chỉnh răng giúp lưỡi trẻ thư giãn hơn.
Núm vú dùng một lần
Núm vú dùng một lần là lựa chọn tiện dụng cho các dịp bạn đi du lịch và không có nhiều thời gian để tiệt trùng bình sữa đúng chuẩn.
Kích cỡ
Núm vú bình sữa cũng có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở những độ tuổi khác nhau. Hãy cung cấp thông tin về tuổi của con cho người bán hàng để lựa chọn loại có kích cỡ vừa vặn nhất với miệng của con. Chọn sai kích cỡ núm vú có thể khiến trẻ không bú đủ sữa hoặc sặc sữa đều rất nguy hiểm.
2. Chọn bình sữa
Chọn núm vú xong, hãy chú ý đến cách lựa chọn bình sữa chuẩn phù hợp với nhu cầu em bé của bạn.
Bình nhựa
Bình sữa nhựa là lựa chọn phổ thông của nhiều bà mẹ có trẻ sơ sinh vì giá thành hợp lý, nhiều mẫu mã và khá chắc chắn. Tuy nhiên, bình nhựa chứa BPA được khuyến cáo là có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy khi lựa chọn bình sữa bằng nhựa, mẹ nên chọn các nhãn hiệu có uy tín và chọn loại có dòng chữ “BPA free”, nghĩa là không chứa BPA.
Bình thủy tinh
Bình thủy tinh rất dễ làm sạch, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ bị rơi vỡ và sứt mẻ nên không an toàn đối với trẻ.
Bình dùng một lần
Bình dùng một lần đi kèm với lớp lót có thể được xử lý sau khi trẻ bú xong. Chúng khá đắt nhưng lại dễ làm sạch và là lựa chọn tuyệt vời khi bạn không có thời gian tiệt trùng bình sữa.
Bình không chứa BPA
Bình không chứa BPA an toàn hơn cho trẻ sơ sinh vì nó không cho chất độc trong bình thôi ra và ngấm vào sữa. Hiện nay, rất nhiều bà mẹ tin tưởng sử dụng loại bình này.
Bình tiệt trùng
Loại bình này không cần dụng cụ khử trùng riêng mà có có khả năng được khử trùng khi đặt vào trong lò vi sóng. Cách làm này vô cùng tiện lợi cho các bà mẹ nhưng giá thành của chúng đắt hơn bình nhựa và bình thủy tinh.
Bình cứng
Bình cứng thường có hình trụ, uốn cong ở cổ một góc 45 độ. Ưu điểm lớn nhất của loại bình này là cho phép lấy sữa đến núm bình nhiều hơn và hạn chế tình trạng đầy bụng và đau bụng khi bú ở trẻ sơ sinh.
Bình chống đau bụng
Luồng khí lọt vào sữa khi trẻ bú là nguyên nhân chính gây ra hiện tường trẻ bị đau bụng. Bình chống đau bụng được thiết kế để núm bình sữa có hình dạng tự nhiên và có dòng chảy phù hợp để giảm lượng không khí lọt vào miệng trẻ khi chúng đang bú, do đó trẻ hạn chế bị đau bụng. Hạn chế của loại bình này là khó làm sạch và giá thành không rẻ hơn các loại bình sữa khác.
Có thể mẹ sẽ phải dùng thử qua một vài loại bình sữa rồi mới có lựa chọn cuối cùng một loại bình phù hợp nhất cho con.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Những điều nên biết về sâu răng ở trẻ

Sâu răng được phân thành hai loại: sâu men và sâu ngà. Mỗi loại có những triệu chứng lâm sàng khác nhau, cần phân biệt để điều trị một cách chính xác và hiệu quả.

Phân loại sâu răng

Sâu răng được phân thành hai loại: sâu men và sâu ngà.
Sâu men (ký hiệu S1): Tổn thương mới ở phần men chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ, theo Darling, khi thấy chấm trắng trên lâm sàng thì sâu răng đã tới đường men ngà.
Sâu men có thể gặp ở rãnh lõm hoặc ở mặt của răng sát điểm tiếp giáp, hoặc ở cổ răng. Dưới kính hiển vi điện tử Franer thấy rằng giữa men răng bị tiêu và men răng bình thường không có ranh giới. Phía ngoài là một vùng có vi khuẩn, rồi đến các vùng trụ men bị tách thành mảnh nhỏ, dưới nữa thấy khoảng cách giữa các trụ rộng ra, rồi đến lớp men bình thường.
Sâu ngà: Khi nhìn thấy lỗ sâu trên lâm sàng thì chắc chắn là sâu ngà. Người ta chia sâu ngà làm 2 loại là sâu ngà nông (S2) và sâu ngà sâu (S3). Đây là 2 loại chúng ta thường gặp trên lâm sàng.
Theo các nhà nghiên cứu, tổn thương từ ngoài đến đường ranh giới men ngà là sâu ngà. Sâu ngà phát triển nhanh hơn sâu men, lỗ sâu hơi tròn, trong lỗ sâu có thức ăn rắt vào. Sâu răng mạn tính, người ta thấy bốn lớp từ ngoài vào trong: Vùng lỗ sâu có ngà mủn, có nhiều vi khuẩn; tiếp đến vùng xâm nhập, ống ngà có vi khuẩn; ở vùng trong, ngà bị xơ hoá, ống Tomes bị bít kín, vùng này không có vi khuẩn và cứng hơn ngà bình thường. Vùng tổ chức ngà nằm dưới vùng trong thì bình thường.
Sâu răng, bệnh thường gặp ở trẻ em
Ảnh: Sưu tầm Internet
Triệu chứng lâm sàng của sâu răng
Sâu men: Ngày trước, người ta cho là khi có sâu men thì ngà ráp hoặc có chấm trắng, có cảm giác buốt khi ăn đường. Thực chất rất khó phát hiện sâu men trên lâm sàng, cho dù sâu răng bắt đầu từ men răng. Ngày nay, nếu phát hiện thấy tổn thương sâu men chỉ cần bôi gel Fluor sau một thời gian, tổn thương được khôi phục hoàn toàn.
Sâu ngà: Dấu hiệu của sâu ngà là đau buốt do kích thích chua, ngọt, lạnh. Hết kích thích thì hết đau, đây là dấu hiệu cơ năng chung cho sâu ngà nông và sâu ngà sâu. Tổn thương sâu răng có thể gặp ở các mặt của răng, tỷ lệ tổn thương ở các vị trí còn phụ thuộc vào từng độ tuổi hay loại răng. Như hàm răng sữa trẻ em hay tổn thương nhiều mặt nhai, mặt bên. Hàm răng vĩnh viễn ở người trẻ và trưởng thành hay gặp ở mặt nhai, ở những người có tuổi tổn thương hay gặp ở mặt bên. Nhưng những tổn thương này đều phải chưa vào đến buồng tuỷ.
Khi khám thấy đáy lỗ sâu tổn thương mềm, người ta cho rằng đó là sâu răng đang phát triển. Nếu khám thấy đáy lỗ sâu cứng đó là sâu răng đã ổn định. Theo một số tác giả thì mỗi đợt phát triển hay ngừng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm ở lỗ sâu nhỏ 2 – 3mm.
Sự khác biệt chính giữa sâu ngà nông và sâu là chiều sâu của lỗ sâu. Nếu tổn thương sâu dưới 2mm là sâu ngà nông (S2). Còn tổn thương có chiều sâu trên 2 – 4mm là sâu ngà sâu (S3).
Hậu quả của sâu răng
Từ sâu ngà không điều trị, bệnh sâu răng sẽ tiến triển đến tủy gây viêm tủy cấp, sau đó tủy sẽ bị hoại tử dần đưa đến viêm tủy mãn rồi đến tủy chết, thối. Những chất hoại tử của tủy có thể thoát qua lỗ chóp chân răng gây nên những bệnh lý vùng quanh chóp, viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm…, hoặc tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng,…Ngoài ra, vi khuẩn có thể gây những biến chứng ở xa như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc.
Thông thường, biến chứng của sâu răng không quá nguy hiểm, nhưng diễn tiến của bệnh sẽ trải qua nhiều đợt đau thậm chí sốt, mệt mỏi, làm người bệnh mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khoẻ, học tập và công việc.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Mẹo hay cho con yêu ăn ngon miệng

Hẳn là không ít lần bạn phải “ nhăn nhó mặt mày” vì con yêu chả chịu ăn hoặc ăn trong tình trạng vừa ngậm cơm vừa la khóc. Vậy thì hãy ghi nhớ những bí quyết dưới đây để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Giúp trẻ ăn ngon miệng từ việc “thích mắt”
Trẻ em thường ăn bằng mắt vì vậy món ăn được trang trí hấp dẫn sẽ kích thích trẻ rất lớn. Thay bằng việc bày biện thức ăn một cách truyền thống thì bạn nên có những biến tấu sáng tạo với những hình thù là lạ mà ngộ nghĩnh. Bạn có thể để trẻ cùng tham gia trong công cuộc chuẩn bị đó cùng với việc giới thiệu ý nghĩa của những món ăn.
Để trẻ đi chợ và tự chọn thực phẩm
Thật thú vị khi bạn rủ trẻ đi siêu thị cùng và hỏi “ con thích ăn món gì?” hoặc “ chúng ta sẽ nấu món gì để khao cả nhà đây?” Như vậy trẻ sẽ vô cùng hứng thú tới bữa ăn và ý thức vai trò của mình trong bữa ăn. Hơn nữa, bữa ăn được coi là thành quả của trẻ nên ắt là trẻ sẽ ăn chúng một cách tích cực nhất.
Muốn con ăn ngon phải cho chúng “ tự bốc”
Với các đồ ăn có thể dùng tay cầm nắm khi ăn như bánh, củ, quả luộc thì bạn hãy để trẻ tự nhiên “bốc” nếu điều đó làm trẻ thích và ăn ngon hơn dưới bộ dạng lem nhem, ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, cần chú ý vào từng loại thức ăn và các mẹ nhớ rửa sạch bàn tay nhỏ xíu của trẻ trước khi vào bàn ăn nhé!
Giup tre an ngon mieng moi ngay
Ảnh: Sưu tầm Internet
Trẻ cảm thấy ngon miệng hơn khi được bốc thức ăn
 Món ăn đa dạng tha hồ để trẻ ăn ngon miệng
Đừng bao giờ bắt bé ngày nào cũng lặp lại những món ăn nhàm chán. Bạn hãy linh hoạt các món trong bữa ăn và nấu đa dạng món với lượng nho nhỏ với màu sắc phong phú. Như vậy đối với bé mỗi lần ngồi vào bàn ăn như một sự khám phá thích thú, bé sẽ dễ dàng ăn ngon miệng hơn nhiều.
Cho trẻ ngồi chung mâm cơm gia đình
Điều này sẽ giúp trẻ vui vẻ, phấn khởi hơn, ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, khi được ngồi chung mâm cơm với bố mẹ, trẻ sẽ được tập dần các kỹ năng ăn uống như cầm muỗng đũa, biết tự đút ăn, kỹ năng giao tiếp trên bàn ăn cùng với người lớn… Nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị đã chứng minh khi trẻ ăn chung với gia đình trong không khí đầm ấm, trẻ thường ăn được nhiều hơn, phát triển các giác quan và trí não một cách hoàn thiện nhất.
Chỉ cần ghi nhớ những bí quyết nhỏ trên là bạn đã giúp con có những bữa ăn ngon miệng và tuyệt vời rồi đấy! Hãy hiểu tâm lý con và bắt tay vào bếp trổ tài nấu nướng để chinh phục con bằng bữa cơm ấm cúng nhé!
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Cách chữa thủy đậu cho bé

Thủy đậu mặc dù lành tính nhưng nếu không được chữa trị sớm và đúng cách thường để lại sẹo và nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Nguyên tắc điều trị thủy đậu

Một khi trẻ đã bị thủy đậu thì việc điều trị chủ yếu bao gồm tìm các biện pháp giảm bớt các triệu chứng. Ba mẹ cần giữ cho bé không gãi vào mụn, khiến mụn thủy đậu vỡ ra và nhiễm trùng.

Trẻ bị thủy đậu cần được vệ sinh sạch sẽ

Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, ba mẹ cần giữ vệ sinh da cho bé sạch sẽ để tránh bội nhiễm vi khuẩn. Mẹ vẫn tắm và lau cho trẻ bằng nước ấm. Sau khi lau, tắm xong nên dùng vải thô sạch thấm khô da cho trẻ rồi mặc quần áo rộng, thoáng. Khi có nhiều nốt phỏng vỡ hoặc có dấu hiệu bất thường, cần cho trẻ đi bệnh viện để được điều trị đề phòng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chứng nguy hiểm.
Nếu trẻ chỉ có vài ba nốt thủy đậu bị vỡ thì có thể dùng nước oxy già (H202) rửa, dùng bông vô trùng thấm khô.  Bông này sau khi dùng xong cho vào túi nilông buộc kín, cho vào nước đun sôi để diệt mầm bệnh, tránh lây lan.
Ba mẹ tránh để trẻ gãi các mụn nước vì tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí cần cắt ngắn móng tay hoặc đeo găng tay cho trẻ. Mẹ cũng chú ý đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tìm cách giảm ngứa cho trẻ.
Bé bị thủy đậu điều trị thế nào?
Ảnh: Sưu tầm Internet
Khi bị thủy đậu mẹ cần giữ cho bé không gãi vào mụn, gây bội nhiễm nguy hiếm

Thuốc dành cho bé bị thủy đậu

Để tránh hiện tượng dịch mủ thủy đậu làm dính mắt của bé, hoặc mụn xuất hiện trong niêm mạc mũi, mẹ cần nhỏ mắt, mũi bằng thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 4 phần nghìn hoặc argyrol 1 phần trăm (3-4 lần/ngày), kem acyclovir 3%.
Bôi kem acyclovir 5% để giảm ngứa, hạn chế thương tổn và bội nhiễm. Những trường hợp nặng, cho uống acyclovir. Khi nốt phỏng vỡ, bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức, làm se nốt, và ngừa bội nhiễm vi khuẩn; không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.
Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ: giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.
Giảm đau và sốt cho bé
Nếu bé bị đau hay bị sốt, mẹ có thể cung cấp cho trẻ một loại thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol hoặc ibuprofen. Thực hiện theo các hướng dẫn liều lượng cung cấp theo đúng chỉ dẫn. Đặc biệt mẹ không được sử dụng aspirin vì thuốc này khi điều trị thủy đậu có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
Trẻ bị thủy đậu phải làm thế nào?
Ảnh: Sưu tầm Internet
 Bệnh thủy đậu ở trẻ hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không để lại biến chứng gì
Giữ bé trong môi trường thoáng mát
Giữ trẻ trong môi trường lạnh mát vì nhiệt và mồ hôi có thể làm cho bé cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy hơn. Nếu như giấc ngủ của trẻ bị xáo trộn do ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hay thuốc an thần.
Những người chăm sóc trẻ bị thủy đậu cũng phải mang khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng. Vì dù sức đề kháng tốt nhưng nếu chưa được tiêm phòng hoặc chưa  bị thủy đậu trước đó thì người lớn hoàn toàn có thể nhiễm bệnh. Sau khi tiếp xúc với quần áo của trẻ, phải rửa sạch tay bằng xà phòng. Áo quần, khăn mặt của bé cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng và là khô.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai không được thăm nom hay chăm sóc… người bệnh.

Để phòng bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vac-xin phòng bệnh thủy đậu.

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất (tiêm dưới da 0,5 ml).
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần.
Ba mẹ cần lưu ý rằng trẻ bị bệnh sẽ có nguy cơ truyền nhiễm cho đến khi mụn nước mới đã ngừng xuất hiện và cho đến khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy. Do đó, những trẻ bị thủy đậu nên được nghỉ ngơi ở nhà, vừa để bệnh mau lành và để tránh truyền nhiễm cho các bé khác.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ