Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Những bệnh trẻ dễ mắc khi hít phải khói thuốc lá

Chúng ta đều biết thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe của người hút mà còn gây hại rất lớn đến những người hít phải khói thuốc lá đó mà đặc biệt là trẻ em. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation nêu khả năng trẻ bị phơi nhiễm khói thuốc lá từ cha mẹ sẽ có nguy cơ bị đau tim cao khi trưởng thành.
1. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
khoi-thuoc
Trẻ em hút thuốc thụ động có nguy cơ lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phế quản và viêm phổi. Các chuyên gia ước tính rằng mỗi năm khoảng 150.000-300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến ETS. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không hút thuốc. Thêm vào đó, con của những người hút thuốc bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con người không hút thuốc.
2. Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen
Người cha hút thuốc và đặc biệt là người mẹ hút thuốc cũng làm tăng tỉ lệ mắc và mức độ nặng của hen. Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc đòi hỏi nhiều chăm sóc y tế hơn, và nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc. Trên toàn thế giới có khoảng từ 200.000-1 triệu trẻ em bị hen đang phải chịu những tác động xấu do cha mẹ chúng hút thuốc.
3. Viêm tai giữa cấp và mạn
Tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai mạn tính và tiết dịch tai giữa. Viêm tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế mà còn gây điếc cho những cuộc đời còn dài của những đứa trẻ. Điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễ gây nên câm và không có khả năng học tập.
4. Các bệnh đường hô hấp khác
tre-ho
Những trẻ em có phơi nhiễm với môi trường khói thuốc hay bị viêm họng, viêm tắc mũi, khàn tiếng, và bị cúm hơn những đứa trẻ không phơi nhiễm. Những trẻ có tiếp xúc với ETS cũng phải nạo VA và cắt Amidal nhiều hơn.
5. Ảnh hưởng cơ tim
Hút thuốc thụ động có thể ảnh hưởng lên hệ thống cơ tim của trẻ. Những ảnh hưởng này bao gồm việc hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động, và làm tăng nhịp tim từ từ liên tục.
6. Bệnh đường ruột
– Hút thuốc thụ động ở trẻ em gây tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn gấp 5,3 lần.
– Cũng có mối liên quan giữa hút thuốc khi mang thai với bệnh Crohn, nhưng không chặt chẽ bằng hút thuốc thụ động ở trẻ sơ sinh.
– Hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ gây các loại bệnh đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc.
7. Đau tim
Các nhà khoa học đã theo dõi nhóm trẻ có cha mẹ hút thuốc lá từ năm 1980 – 1983 và khảo sát về nguy cơ bệnh tim khoảng thời gian gần đây. Dấu hiệu nguy cơ bệnh tim được xác định qua việc đo các mảng bám thành động mạch cảnh ở cổ. Nhóm nghiên cứu nhận thấy trẻ em bị phơi nhiễm khói thuốc lá từ cha hoặc mẹ có tỉ lệ bị mảng bám cao hơn 1,7 lần so với trẻ không có cha hoặc mẹ hút thuốc lá.
Tỉ lệ nguy cơ tích tụ mảng bám thay đổi tùy thuộc ý thức giới hạn phơi nhiễm khói thuốc lá cho con cái của cha mẹ. Theo đó, ở bậc cha mẹ cố tránh phơi nhiễm cho con thì tỉ lệ mảng bám chỉ ở mức 1,6 nhưng ở các bậc cha mẹ không giới hạn phơi nhiễm thì tỉ lệ này tăng đến 4 lần, so với trẻ không bị hít phải khói thuốc lá.

Trưởng nhóm nghiên cứu Costan Magnussen nói phát hiện này thêm bằng chứng cho thấy việc hút thuốc lá thụ động ở trẻ em có ảnh hưởng lâu dài lên sức khỏe tim mạch. Cha mẹ không hút thuốc là điều tốt nhất nhưng nếu có hút thì không nên để trẻ hít phải khói thuốc lá.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét