Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

6 loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé

Trẻ hay bị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng như dị ứng, hiễm trùng đường ruột, viêm mũi, nhiễm trùng hô hấp…, Để phòng chống được các loại bệnh đó thì ngoài việc giữ gìn vệ sinh cá nhân bé cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là một số loại thực phẩm có khả năng chống nhiễm trùng cho bé.
1. Trái cây
trai-cay
Ảnh: Sưu tầm Internet
Trái cây luôn là thực phẩm tốt nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ
Trái cây nằm trong nhóm những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển lành mạnh về thể chất của trẻ. Bạn nên tăng cường thêm trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và tập cho chúng ăn những loại trái cây giàu dinh dưỡng, dễ nhai và nuốt như chuối, đu đủ, xoài, bơ, táo, lê…
2. Thức ăn nấu chín
Không nên cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi tiêu thụ những thức ăn sống hoặc chín tái, đặc biệt là những món có thịt hay trứng nếu chưa được nấu chín hoàn toàn thì vẫn có khả năng lây nhiễm vi khuẩn từ thức ăn vào cơ thể của trẻ. Do đó, khi chế biến các món ăn cho con mình, bạn nên để cho món ăn chín hoàn toàn mới tắt bếp.
3. Thực phẩm giàu vitamin C
Đây là nhóm thực phẩm có lợi cho hoạt động phòng ngự của hệ miễn dịch trước sự tấn công của mầm bệnh. Trẻ cần được ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như nhóm trái cây có họ cam, quít, ki-wi,… để giữ gìn sức khỏe và cải thiện hoạt động miễn dịch.
4. Nước
be-uong-nuoc
Ảnh: Sưu tầm Internet
Nên cho trẻ uống nước đều đặn hàng ngày
Đối với trẻ em, nước đun sôi để nguội là lựa chọn tốt nhất. Bạn cũng nên cho trẻ mang theo bình nước riêng khi đi học hoặc đi chơi ở ngoài trời vì bí quyết để đối phó với tình trạng không khí ẩm ướt trong mùa mưa chính là bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần.
5. Thuốc bổ
Nếu muốn cho trẻ dùng thuốc bổ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để loại thuốc phù hợp với thể trạng và sức khỏe của con mình cũng như cách sử dụng và liều lượng thích hợp. Thuốc bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp trẻ có thể sức đề kháng để phòng tránh bệnh lây nhiễm hiệu quả hơn.
Ngoài những thực phẩm nên dùng nêu trên, bạn cần chú ý không cho trẻ ăn những thức ăn chứa quá nhiều dầu, mỡ (chiên, xào ), hay có nhiều đường, màu sắc sặc sỡ và tuyệt đối tránh xa những món ăn bán ở ngoài hàng quán, lề đường.
6. Các sản phẩm từ thịt

Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn từ những loại thức ăn có chứa thịt, bạn cần nấu chín kỹ. Tránh cho trẻ ăn trứng hoặc hải sản chưa chín hoàn toàn nhằm ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tiêu hóa.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Những lợi ích từ tiêm chủng đối với bé

Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho trẻ em không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng. Sử dụng vắc xin sẽ phòng được bệnh khi tiếp xúc với người bệnh. Vì vậy nên tiêm vắc xin cho trẻ để phòng nhiều bệnh truyền nhiễm.

1. Lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ

be-tiem-chung
Ảnh: Sưu tầm Internet
Tiêm chủng để phòng trẻ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm
Một số biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường hô hấp của bệnh bạch hầu có thể gây tử vong; bệnh ho gà có thể gây viêm phổi, viêm tai giữa. Bệnh bại liệt để lại di chứng không phục hồi suốt đời nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh uốn ván, đặc biệt là uốn ván ở trẻ sơ sinh gây co thắt, co giật các cơ có thể gây gãy xương sống, rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và có tỷ lệ tử vong cao.
Viêm màng não do vi khuẩn Hib (Haemophylus Influenza typ B) có thể tổn thương não, thần kinh, rối loạn tâm thần, điếc và tỷ lệ tử vong từ 5 – 10%. Bệnh sởi có thể khỏi sau một tuần mắc bệnh nhưng biến chứng viêm phổi là nguyên nhân thông thường nhất gây tử vong vì vi rút sởi làm suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh rubella hiện đang lưu hành ở nước ta, đây là bệnh gây nhiều nguy hiểm cho thai nhi.
2. Thời điểm tiêm chủng cho trẻ
Với trẻ sơ sinh, cần tiêm BCG, viêm gan B (VGB) mũi không trong vòng 24 giờ để phòng bệnh lao, viêm gan siêu vi B.
Trẻ hai tháng tuổi cần tiêm DPT – VGB – Hib mũi một (năm trong một) để phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi, viêm màng não mủ, viêm phổi do Hib. Tiêm OPV lần một để phòng bại liệt.
Trẻ ba tháng tuổi cần tiêm DPT – VGB – Hib mũi hai (năm trong một) và OPV lần hai để phòng các bệnh giống trẻ ở hai tháng tuổi.
Trẻ bốn tháng tuổi cần tiêm DPT – VGB – Hib mũi ba (năm trong một) và OPV lần ba để phòng các bệnh giống trẻ ở hai và ba tháng tuổi.
Trẻ chín tháng tuổi cần tiêm sởi mũi một để phòng bệnh sởi. Trẻ được 18 tháng tuổi cần tiêm DPT mũi bốn để phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà và tiêm sởi mũi hai để phòng sởi.
Ngoài ra, để phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho trẻ và uốn ván cho mẹ, phụ nữ khi mang thai cần được tiêm chủng vắc xin uốn ván theo lịch sau: mũi một cần tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc nữ trong tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao; mũi hai ít nhất một tháng sau mũi một, mũi ba ít nhất sáu tháng sau mũi hai hoặc kỳ có thai lần sau; mũi bốn ít nhất một năm sau mũi ba hoặc kỳ có thai lần sau; mũi năm ít nhất một năm sau mũi bốn hoặc kỳ có thai lần sau.
Đối với trẻ dưới một tuổi, cần cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rota vi rút ( 2 – 3 liều) từ khi trẻ hai tháng tuổi và vắc xin phòng bệnh cúm tiêm cho trẻ khi sáu tháng tuổi.
Khi trẻ trên một tuổi, trẻ cần tiêm chủng phòng các bệnh như thủy đậu, quai bị, rubella, viêm não Nhật Bản, viêm gan siêu vi A.
Khi trẻ trên hai tuổi, có các loại vắc xin phòng các bệnh thương hàn, viêm màng não mô cầu, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu.
trung-tam-y-te
Ảnh: Sưu tầm Internet
Khi tiêm chủng cần đưa trẻ đến những trung tâm y tế đảm bảo chất lượng

Các bé gái từ chín tuổi đến 26 tuổi có thể tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung.
Đối với vắc xin phòng bệnh sốt vàng, cần tiêm chủng khi đi đến các vùng lưu hành bệnh.
Khi bị súc vật nghi dại cắn, cần đến ngay các phòng tiêm chủng để được tiêm chủng phòng bệnh dại.
Để phòng hội chứng rubella bẩm sinh, mẹ nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella hoặc vắc xin rubella trước khi mang thai ba tháng.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Các loại thảo dược trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Chữa bệnh bằng thảo dược đã không còn là xa lạ với tất cả mọi người. Bên cạnh thuốc tây y thì dùng thảo dược chữa bệnh là phương pháp mà nhiều bà mẹ hay sử dụng vì tính hiệu quả và chi phí ít. Dưới đây bekhoemevui sẽ giới thiệu cho các mẹ một vài loại thảo dược chữa rối loạn tiêu hóa nhé!

1. Vỏ cam

vo-cam
Ảnh: Sưu tầm Internet
Được sử dụng ban đầu như một cách để chữa chứng ợ hơi, vỏ cam chứa một số loại dầu thơm. Ngoài ra trong thành phần của nó có cả synephrine và N –methyltyramine, giúp cải thiện sự ngon miệng và tăng sự tiết dịch tiêu hóa tự nhiên.
2. Củ gừng
Củ gừng chứa nhiều thành phần có lợi như: gingerols, shaogals và một số loại dầu thiết yếu. Nó giúp tăng cường tiêu hóa, giảm buồn nôn và giúp tránh say tàu xe.
3. Hạt cây thì là
Chứa nhiều loại dầu thơm cần thiết, vì thế hạt cây thì là được coi là một phương pháp chữa bệnh truyền thống tại châu Á cho các chứng khó tiêu, đầy hơi và đau bụng. Loại thảo dược này có có mùi thơm và hương vị dễ chịu, giúp làm giảm khí và đau bụng.
4. Rễ cây ngưu bàng
Ngưu bàng là một loại thảo dược được sử dụng trong công thức thuốc lợi tiểu và thuốc nhuận tràng. Từ xa xưa tại châu Á, người ta đã sử dụng loại cây này để giải độc gan, thận và mật. Rễ cây chứa axit phenolic, quercetin và luteolin, các chất chống ôxy hóa mạnh.
5. Gốc và lá cây bồ công anh
bo-cong-anh
Ảnh: Sưu tầm Internet
Đây là một phương thuốc truyền thống chữa các bệnh rối loạn gan và lá lách. Cây bồ công anh chứa thành phần được gọi là sesquiterpene lactone, có tác dụng kích thích sự thèm ăn, cải thiện tiêu hóa. Thành phần này có hiệu quả giống như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ.
6. Rê cây long đởm
Long đởm thảo là một thành phần phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y. Nó kích thích sự tiết dịch tiêu hóa và tăng cường chức năng của túi mật. Những tác dụng chữa bệnh này là do trong cây chứa các thành phần là gentiopicroside và amarogentin.

Tất cả những loại thảo dược này đều có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Nhưng nếu trẻ còn bé quá thì trước khi sử dụng các mẹ cần phải hỏi kĩ thầy thuốc về các thành phần và hướng dẫn sử dụng của từng vị thuốc nhé!
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Cách trị táo bón cho bé

Cách trị táo bón cho trẻ em luôn được các bậc cha mẹ quan tâm bởi vì một khi trẻ bị táo bón thì cực kỳ khổ sở khi không thể đi vệ sinh được, thậm chi nặng còn bị đi ra máu khiến cha mẹ mất ăn mất ngủ. Vậy làm cách nào để xử lý bé bị táo bón đi cầu ra máu? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các mẹ một vài thao tác cơ bản để xử lý vấn đề này hiệu quả.
be-bi-tao-bon
Ảnh: Sưu tầm Internet
Táo bón đi cầu ra máu có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé
Nếu bé có tình trạng táo bón mạn với biểu hiện ít đi cầu, phân cứng và có máu. Khi đó mẹ nên cho bé uống thuốc làm mềm phân (Duphalac) thì tình trạng có cải thiện nhưng khi ngưng thuốc thì táo bón tái diễn lại. Điều này chứng tỏ táo bón của bé là dạng chức năng, không do bất thường của thần kinh hay cấu tạo ruột, có thể cải thiện bằng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện.
Trước tiên, để bé đi cầu đều đặn và dễ dàng mỗi ngày thì khối lượng phân phải đủ lớn để kích thích bóng trực tràng gây cảm giác mắc đi cầu và phản xạ tống xuất, phân phải đủ mềm để đi cầu không đau, không chảy máu, không làm bé sợ mà nín không dám đi. Ngoài ra, nhu động ruột phải đủ mạnh để tống chất thải xuống và tống ra ngoài. Để cả quá trình này dễ dàng, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phải phù hợp với bé.
tre-bi-tao-bon
Ảnh: Sưu tầm Internet
Mẹ hãy thử sử dụng thuốc làm mềm phân cho bé
Để khối phân đủ lớn, mẹ cần tăng thêm chất xơ trong thức ăn cho con. Mẹ có thể chia 2 chén cháo thành 3 bữa, để có thể tăng lượng rau lên thêm nữa. Ngoài ra thêm trái cây có nhiều xơ sau bữa ăn hoặc men vi sinh có chứa chất xơ hòa tan nếu bé còn nhỏ chưa thể ăn được nhiều chất xơ. Chất xơ hòa tan khi đi qua ruột sẽ tạo ra thể đông làm chậm quá trình hấp thu một số chất dinh dưỡng vào máu và làm tăng độ xốp, mềm của phân làm cho quá trình đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên không phải men vi sinh nào cũng chứa chất xơ hòa tan. Một số loại men vi sinh tốt thường chứa 2 thành phần probiotic và prebiotic, trong đó prebiotic chính là chất xơ hòa tan mà chúng ta nói đến.  Mẹ cũng cần xem lại chế độ sữa cho bé, xem có quá dư thừa không, cách pha hay thành phần chưa phù hợp làm bé béo phì mà lại bón. Thuốc nhuận tràng bạn dùng cũng giúp làm tăng khối lượng phân cho bé nên bé dễ đi cầu.
Để phân mềm, các thức ăn phải cân đối về thành phần, một số loại khi dư thừa sẽ gây táo bón, chẳng hạn quá dư đạm, một số dạng chất béo, nhiều canxi hay sắt… Thiếu nước cũng là nguyên nhân làm phân rắn hơn. Ngoài ra những bé bị bón lâu ngày, sau một thời gian đi cầu bị đau sẽ có xu hướng nín đi cầu, nên phân bị ứ trong ruột già bị hút nước càng khô cứng hơn, bé càng sợ đi cầu hơn. Vì vậy, người ta có thể dùng thuốc làm mềm phân và bơm hậu môn tạo phản xạ đi cầu đều đặn, tránh ứ phân trong thời gian đầu mới điều trị để chặt đứt vòng luẩn quẩn này. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng dùng lâu dài có thể bị giảm tác dụng, đòi hỏi tăng liều dần, dùng nhiều có thể gây chướng bụng do bị vi khuẩn trong đại tràng lên men nên cũng không phải là giải pháp lâu dài và cơ bản.
Nhu động ruột liên quan nhiều đến vận động chủ động của bé. Bé cần đi, đứng, chạy nhảy thường xuyên. Những bé béo phì thường lười vận động vì mau mệt, thích ăn ngọt, ăn thịt, ăn cơm mà không thích ăn rau trái cây nên dễ bị bón hơn các bé khác.

Bạn nên cho bé đến khám dinh dưỡng để đánh giá và điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng, bên cạnh dùng thuốc phải có những biện pháp thay đổi cơ bản trong sinh hoạt để có hiệu quả lâu dài và an toàn cho bé nhé.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Những bệnh trẻ dễ mắc khi hít phải khói thuốc lá

Chúng ta đều biết thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe của người hút mà còn gây hại rất lớn đến những người hít phải khói thuốc lá đó mà đặc biệt là trẻ em. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation nêu khả năng trẻ bị phơi nhiễm khói thuốc lá từ cha mẹ sẽ có nguy cơ bị đau tim cao khi trưởng thành.
1. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
khoi-thuoc
Trẻ em hút thuốc thụ động có nguy cơ lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phế quản và viêm phổi. Các chuyên gia ước tính rằng mỗi năm khoảng 150.000-300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến ETS. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không hút thuốc. Thêm vào đó, con của những người hút thuốc bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con người không hút thuốc.
2. Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen
Người cha hút thuốc và đặc biệt là người mẹ hút thuốc cũng làm tăng tỉ lệ mắc và mức độ nặng của hen. Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc đòi hỏi nhiều chăm sóc y tế hơn, và nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc. Trên toàn thế giới có khoảng từ 200.000-1 triệu trẻ em bị hen đang phải chịu những tác động xấu do cha mẹ chúng hút thuốc.
3. Viêm tai giữa cấp và mạn
Tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai mạn tính và tiết dịch tai giữa. Viêm tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế mà còn gây điếc cho những cuộc đời còn dài của những đứa trẻ. Điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễ gây nên câm và không có khả năng học tập.
4. Các bệnh đường hô hấp khác
tre-ho
Những trẻ em có phơi nhiễm với môi trường khói thuốc hay bị viêm họng, viêm tắc mũi, khàn tiếng, và bị cúm hơn những đứa trẻ không phơi nhiễm. Những trẻ có tiếp xúc với ETS cũng phải nạo VA và cắt Amidal nhiều hơn.
5. Ảnh hưởng cơ tim
Hút thuốc thụ động có thể ảnh hưởng lên hệ thống cơ tim của trẻ. Những ảnh hưởng này bao gồm việc hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động, và làm tăng nhịp tim từ từ liên tục.
6. Bệnh đường ruột
– Hút thuốc thụ động ở trẻ em gây tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn gấp 5,3 lần.
– Cũng có mối liên quan giữa hút thuốc khi mang thai với bệnh Crohn, nhưng không chặt chẽ bằng hút thuốc thụ động ở trẻ sơ sinh.
– Hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ gây các loại bệnh đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc.
7. Đau tim
Các nhà khoa học đã theo dõi nhóm trẻ có cha mẹ hút thuốc lá từ năm 1980 – 1983 và khảo sát về nguy cơ bệnh tim khoảng thời gian gần đây. Dấu hiệu nguy cơ bệnh tim được xác định qua việc đo các mảng bám thành động mạch cảnh ở cổ. Nhóm nghiên cứu nhận thấy trẻ em bị phơi nhiễm khói thuốc lá từ cha hoặc mẹ có tỉ lệ bị mảng bám cao hơn 1,7 lần so với trẻ không có cha hoặc mẹ hút thuốc lá.
Tỉ lệ nguy cơ tích tụ mảng bám thay đổi tùy thuộc ý thức giới hạn phơi nhiễm khói thuốc lá cho con cái của cha mẹ. Theo đó, ở bậc cha mẹ cố tránh phơi nhiễm cho con thì tỉ lệ mảng bám chỉ ở mức 1,6 nhưng ở các bậc cha mẹ không giới hạn phơi nhiễm thì tỉ lệ này tăng đến 4 lần, so với trẻ không bị hít phải khói thuốc lá.

Trưởng nhóm nghiên cứu Costan Magnussen nói phát hiện này thêm bằng chứng cho thấy việc hút thuốc lá thụ động ở trẻ em có ảnh hưởng lâu dài lên sức khỏe tim mạch. Cha mẹ không hút thuốc là điều tốt nhất nhưng nếu có hút thì không nên để trẻ hít phải khói thuốc lá.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

loại quả mẹ bầu không nên ăn trong ba tháng đầu thai kỳ

Ba tháng đầu, là thời điểm mẹ bầu nên kiêng một số loại hoa quả, bởi chúng dễ gây nên những triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé
Dứa
dua
Ảnh: Sưu tầm Internet

Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho dứa vào danh sách cấm với mẹ bầu 3 tháng đầu. Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Đu đủ xanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai.
Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.
Nhãn
nhan
Ảnh: Sưu tầm Internet
Được xếp vào loại quả ngon miệng bởi mùi thơm đặc trưng và vị ngọt hấp dẫn. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí. Vì thế mẹ bầu nên lưu tâm với loại quả này.
Mướp đắng
Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.
Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Táo mèo
Nhiều tài liệu ghi chép, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.
Kiwi
Kiwi có rất nhiều chất xơ, vì vậy khi ăn nó, phụ nữ mang thai không chỉ ngăn ngừa chứng táo bón mà còn thải ra các chất độc hại từ đại tràng và làm giảm nguy cơ đau dạ dày và các vấn đề về ruột. Vitamin C trong trái kiwi giúp hấp thụ chất sắt và giảm thiểu tình trạng thiếu máu cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, magie trong kiwi giúp cải thiện xương, não và hệ miễn dịch của thai nhi. Chính vì vậy, bà bầu nên ăn kiwi mỗi ngày để cung cấp đủ vitamin E tốt cho tim.
Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng kiwi có thể gây dị ứng với phụ nữ mang thai. Nó có thể gây buồn nôn, ói mửa và các hiệu ứng dị ứng khác, vì vậy phụ nữ mang thai nên cẩn thận trước khi ăn.
Đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng. Vì thế bà bầu nên hạn chế ăn đào, nếu có ăn thì nên gọt vỏ và không nên ăn thường xuyên.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ         

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Nên cho bé ngủ riêng từ khi nào?

Cuộc sống gia đình của chúng ta đang có chiều hướng “Tây hóa”. Con cái thường được cha mẹ rèn luyện tính tự lập từ rất sớm, trong đó có việc tách con ra ngủ riêng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng không nên cho trẻ ngủ riêng quá sớm bởi vì như thế sẽ làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ.
không nên cho bé ngủ riêng trước 3 tuổi
Ảnh: Sưu tầm Internet
Có thể đây là “tin dữ” cho các ông bố, nhưng lại là tin lành với bé, vì “ngủ chung với mẹ đến 3 tuổi” tốt cho sự phát triển hệ tuần hoàn và thần kinh của trẻ sơ sinh.
Các nhà khoa học tin rằng, trẻ sơ sinh ngủ một mình sẽ khó tạo ra sự gắn bó giữa mẹ và bé, có thể gây ra những tổn hại trong sự phát triển của não bộ, dẫn đến các hành vi xấu khi trẻ lớn lên.
Lời khuyên gây tranh cãi trên phát sinh từ tiến sĩ Bergman, chuyên gia nhi khoa của Đại học Cape Town, Nam Phi. Tiến sĩ Bergman phát hiện rằng các bé hai ngày tuổi nằm một mình trong cũi ngủ ít hơn các bé ngủ trong vòng tay ấm áp của mẹ, tim của chúng cũng đập căng thẳng hơn.
Tiến sĩ Bergman cho biết để có sự phát triển tối ưu, trẻ sơ sinh mạnh khỏe nên ngủ trong lòng mẹ trong 3 tuần đầu tiên mới chào đời. Sau đó, chúng có thể nằm chung giường với mẹ cho đến khi lên ba, hay thậm chí lên bốn tuổi.
Nghiên cứu cũng đề cập đến khả năng rủi ro tăng lên khi bé ngủ chung với mẹ – bé có thể bị mẹ đè lên gây ngạt thở. Và đây chính là nguyên nhân khiến cho thuyết “ngủ chung” kém phần thuyết phục. Trong một nghiên cứu gần đây của Anh về các ca đột tử của trẻ sơ sinh, gần 2/3 các trường hợp không giải thích được đã xảy ra khi trẻ ngủ chung với mẹ.
Tuy nhiên, ông Bergman nói: “Trẻ sơ sinh bị ngạt thở và tử vong khi ngủ trong cũi, đó không phải do mẹ của chúng. Đó là do những nguyên nhân khác, như hít phải khí độc, khói thuốc lá, hơi rượu cồn, gối quá to và các đồ chơi nguy hiểm”.
Mười sáu trẻ sơ sinh đã được nghiên cứu khi chúng ngủ trong lòng mẹ và trong một cũi cạnh giường của mẹ. Giám sát y khoa cho thấy tim của bé đập căng thẳng gấp 3 lần khi bé ngủ một mình.
Ngủ một mình trong cũi, giấc ngủ gián đoạn của 6/16 bé ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tác động tiêu cực đến sự phát triển của não bộ. Các nghiên cứu trên động vật đã làm rõ mối liên kết giữa trạng thái căng thẳng và thiếu ngủ với các vấn đề hành vi ở tuổi thanh thiếu niên.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em,…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ         

Cần chú ý vệ sinh khi cho bé bú sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh, đặc biệt với những bé dưới 6 tháng, khi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Tuy nhiên, cũng chính vì trẻ dưới 6 tháng còn quá nhỏ, phụ thuộc vào sữa mẹ trong khi hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, vì vậy nếu cho con bú không đúng cách cũng sẽ gây ra những mối nguy đe dọa sức khỏe trẻ. Các bà mẹ cho con bú nên tránh những điều này.
Mặc quần áo bẩn cho con bú
Khi các mẹ nội trợ cơm nước cả ngày hoặc vừa đi làm về con đã khóc đói đòi ăn, nhiều chị em không ngần ngại…vạch áo ôm con cho bú ngay. Hành động này đã khiến một loạt các vi khuẩn, vi trùng đe dọa sức khỏe trẻ sẽ tiếp xúc với da, mũi của bé. Trẻ đòi ti mẹ không phải cấp bách đến mức không thể chờ đượ vài phút. Vì vậy, trước khi cho con bú chị em tốt nhất nên thay đồ ở nhà sạch sẽ rồi mới bế con.
6 nguy hiểm vô hình khi cho con bú
Ảnh: Sưu tầm Internet
Cho con bú khi tâm trạng xấu
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tâm trạng không tốt của người mẹ sẽ khiến cơ thể tiết ra kích thích tố có hại. Điều đáng quan tâm ở đây là lúc này, sữa lại là kênh liên kết chính giữa mẹ và con nên những kích thích tố này sẽ qua sữa truyền vào em bé. Chúng không chỉ tấn công hệ miễn dịch của con mà còn dẫn đến các vấn đề về phát triển. Chính vì vậy, nếu đang trong thời gian cho con bú, mẹ hãy cố gắng giữ cho cảm xúc của mình luôn là những niềm vui.
Cho bú nằm dễ bị viêm tai giữa
Vì cổ họng của trẻ sơ sinh vẫn còn thẳng, ngắn nên khi cho con bú nằm, nếu trẻ bị sặc, sữa rất có thể sẽ chui vào trong ống tai, gây viêm tai giữa. Mặt khác, cho con bú nằm cũng dễ khiến bé bị nghẹt thở, nguy hiểm cho con.
Cho con bú không đúng cách sẽ hại trẻ sơ sinh (ảnh minh họa)
Vận động nặng khiến sữa mẹ bị chua
Khi cơ thể người mẹ vận động sẽ sản sinh ra axit lactic, loại axit này sẽ khiến cho sữa mẹ bị chua. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà còn không tốt cho sức khỏe của em bé. Chính vì vậy, mẹ cho con bú không nên tập thể dục quá nặng và ngay sau khi lao động nặng cũng không nên cho bé bú ngay.
Nụ cười cũng là một…điềm xấu
Trẻ sơ sinh nở nụ cười sẽ khiến tất cả chúng ta cảm thấy thoải mái, tốt lành. Tuy nhiên nếu trong quá trình bú, tiếng cười của con có thể trở thành một “vũ khí” chết người. Khi trẻ cười to, thanh quan của bé mở, sữa có thể tràn vào gây sặc, nghẹt thở, thậm chí chết người. Vì vậy mẹ không nên trêu đùa con khi đang cho bé bú. Hãy lặng lẽ để con ăn và chỉ chơi đùa sau khi bé đã ợ hơi.
Dùng áo lót, khăn xô có chứa sợi bông
Áo lót có chứa sợi bông hoặc những chiếc khăn lau ngực có sợi bông hóa học có thể còn vương lại trên đầu ti mẹ. Khi cho bé bú, những sợi nhỏ này sẽ theo sữa lọt vào cơ thể trẻ, gây hại niêm mạc dạ dày con. Chính vì vậy, lựa chọn áo lót cho con bú và khăn lau ngực cũng rất quan trọng.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em,…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ         

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé sau cai sữa

Trẻ em cai sữa thường hay quấy khóc, lười ăn. Bởi vậy mà mẹ cần đảm bảo chó bé chế độ dinh dưỡng hợp lí để bé không bị suy dinh dưỡng, còi xương. Dưới đây là những thực phẩm mẹ nên sử dụng cho bé sau khi cai sữa.

Rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây luôn được coi như những loại thực phẩm chức năng rất tốt cho sức khỏe con người do có chứa nhiều chất xơ và vitamin. Và đối với bé mới tập ăn cũng không phải là ngoại lệ.
Nhiều bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm quan niệm sau khi cai sữa chỉ nên cho trẻ ăn bột quấy lẫn với sữa, bởi như thế mới an toàn và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần bắt đầu tập cho trẻ thói quen biết ăn các loại rau củ quả.
Cách tốt nhất trong chế biến rau xanh và trái cây là bạn nên ninh hoặc hầm thật nhừ chúng, nếu cần thiết sau khi ninh nhừ có thể đem xay nhuyễn để khi ăn bé không bị hóc và dễ tiêu hóa hơn.

Rau, củ, quả là thực phẩm thích hợp cho trẻ sau khi cai sữa mẹ
Ngoài ra, nên biết cách đa dạng những loại rau củ quả để tạo hứng thú cho bé khi ăn. Không rập khuôn chỉ ăn một loại sẽ làm bé chóng chán. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại rau xanh và củ quả mềm rất thích hợp với trẻ như táo, chuối, khoai lang, cà rốt, súp lơ, bí xanh, rau bina.

Trứng

Trứng là loại thực phẩm rất giàu protein nên cần cho sự phát triển của trẻ. Nhưng khi sử dụng trứng để chế biến món ăn cho bé, bạn cần tuyệt đối không cho trẻ ăn trứng chưa được nấu chín kỹ vì như thế trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn salmonella, ngộ độc hay dị ứng.

Thịt nạc

Ngoài rau xanh, trứng, các loại củ quả và sản phẩm chế biến từ bơ sữa, bạn cũng nên cho bé ăn thêm thịt để tăng cường chất đạm. Tuy nhiên, khi cho bé ăn thịt bạn nên chọn loại thịt nạc.

Lúa mì và gluten

Gluten rất dễ tiêu hóa, có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, kê, lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen. Các loại thực phẩm chế biến từ sữa cũng rất cần thiết và phù hợp đối với những trẻ mới cai sữa. Ngoài các loại thực phẩm đã nêu trên, bạn nên cho trẻ ăn thêm pho mát, sữa chua, sữa bột. Tuy nhiên, lưu ý với bạn không nên cho trẻ uống sữa bò hay sữa dê khi trẻ chưa đầy 1 tuổi vì sẽ gây những bất lợi về mặt sức khỏe cho bé.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em,…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ   

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông

Cơ thể trẻ sơ sinh vô cùng non yếu, đặc biệt trong những ngày lạnh mùa thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông càng trở nên quan trọng.

Giữ ấm là ghi nhớ đầu tiên khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông

Làn da vốn mỏng manh, nhạy cảm của trẻ không thể ngăn nổi những cơn gió lạnh và nhiệt độ xuống thấp trong thời tiết mùa đông. Bởi vậy, mẹ cần chăm sóc trẻ bằng cách giữ ấm nhờ những tấm chăn, đệm, quần áo lót, áo khoác cho trẻ.
Mẹ thường xuyên đo nhiệt độ, sờ chân tay trẻ, nếu có dấu hiệu lạnh cần mặc ấm cho trẻ ngay lập tức. Để giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông, mẹ nên mặc cho bé áo ấm, bó sát bên trong, rồi sau đó mặc áo khoác chùm ngăn gió bên ngoài. Mẹ nên mặc cho bé một chiếc áo phông mềm bên trong cùng để thấm mồ hôi, và tạo cảm giác mềm mại dễ chịu cho trẻ khi trẻ phải mang trên người nhiều áo. Ngay cả khi trời lạnh trẻ vẫn hoàn toàn có thể đổ mồ hôi, trong một số trường hợp chính mồ hôi được toát ra không được thấm hút lại làm lạnh trẻ.
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Chăm sóc bé sơ sinh mùa đông ngay từ việc giữ ấm cho trẻ!
Giữ ấm tay chân, lưng và đầu trẻ là việc làm cần thiết. Nhiều bà mẹ chỉ mải giữ ấm cơ thể trẻ mà quên mất việc giữ ấm tay chân và đầu cho bé vẫn dẫn đến bé bị lạnh như thường. Đặc biệt đôi bàn chân của trẻ cần được giữ ấm, nhất là trong giấc ngủ mới đảm bảo bé có một giấc ngủ ngon.
Trong ngày đông mẹ nên thường xuyên ẵm con hơn. Trong giấc ngủ hãy ôm trẻ vào lòng để cơ thể mẹ phả nhiệt và giữ ấm cho con. Phòng ngủ của bé nên được chắn gió, giữ nhiệt độ ấm áp, khoảng 28 đến 30 độ.

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh mùa đông

Đối với trẻ sơ sinh làn da vô vùng nhạy cảm, cấu tạo sợi collagen trong da nhỏ, các sợi protein đàn hồi vẫn chưa phát triển. Vậy nên, các cơ chế bảo vệ của da bé cũng còn rất non yếu và khả năng chống lại vi khuẩn cũng như các chất độc hại trong môi trường vẫn còn rất kém. Khi gặp thời tiết lạnh và khô của mùa đông, da bé rất dễ bị khô và kích ứng do thiếu lớp bã nhờn. Vì vậy vào mùa đông, bố mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ sơ sinh cẩn thận để bé có làn da khỏe mạnh.
Để chăm sóc da cho trẻ sơ sinh mùa đông mẹ nên giữ ấm cho da của trẻ, tránh để trẻ gặp lạnh, da tiếp xúc quá nhiều dưới nhiệt độ thấp gây khô da nẻ da cho trẻ. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm giành riêng cho trẻ em để dưỡng da và chăm sóc da cho trẻ vào mùa đông.
Ngoài ra, vào mùa đông trẻ vẫn có nguy cơ bị hăm tã. Bởi vậy mà mẹ cần lưu ý chăm sóc đúng cách để giữ cho bé không bị lạnh mà vẫn bảo vệ làn da bé không bị kích ứng.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Chăm sóc làn da của bé sơ sinh khỏi bị kích ứng

Chăm sóc, bảo vệ đường hô hấp cho trẻ

Vào mùa đông trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nếu như mẹ không biết cách chăm sóc trẻ giúp trẻ phòng ngừa. Ngạt mũi là hiện tượng phổ biến nhất mà trẻ sơ sinh dễ gặp trong mùa đông, do thể tích hỗ mũi của trẻ rất nhỏ. Mặt khác trẻ sơ sinh chưa biết thở bằng miệng vì vậy ngạt mũi rất dễ khiến trẻ khó chịu, bỏ bú và quấy khóc.
Để chăm sóc trẻ khỏi gặp tình trạng đó bạn nên nhớ luôn giữ ấm cho trẻ, vệ sinh mũi cho trẻ hằng ngày bằng nươc muối sinh ấm. Đồng thời, khi cho trẻ ra ngoài nhớ che chắn cho trẻ tránh gió. Hi vọng rằng sự chu đáo, cẩn thận và bàn tay chăm sóc của mẹ sẽ giúp bé sơ sinh vượt qua những khắc nghiệt thời tiết mùa đông một cách dễ dàng nhất.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em,…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ