Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Dấu hiệu cho thấy bé đã bú no sữa

Nhiều mẹ thường băn khoăn lo lắng rằng không biết con mình đã bú đủ sữa hay chưa? Lượng sữa một ngày bé cần là bao nhiêu? Dưới đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc của mình.
cach-nhan-biet-be-bu-du-sua-hay-chua
Mẹ theo dõi các dấu hiệu giúp nhận biết bé đã bú đủ sữa hay chưa. Ảnh: Internet
Cách nhận biết bé bú đủ sữa
Từ sau sinh đến 6 tuần
Tăng cân: Nếu tăng cân tốt chỉ với sữa mẹ, có nghĩa là bé bú đủ sữa. Từ 3- 4 ngày sau sinh bé mất khoảng 5 – 7% cân nặng so với lúc sinh là bình thường. Khoảng 2 tuần sau khi sữa mẹ đã về, bé sẽ tăng trung bình 150 – 210gr/tuần và có thể lấy lại cân nặng như lúc mới sinh.
Tã ướt (bé tè): 5 – 6 cái/ngày sau tuần đầu tiên: Ngày đầu tiên sau sinh, chỉ cần 1 cái tã ướt, rồi tăng dần lên 5 – 6 cái/ngày. Để biết thế nào là ướt sũng, mẹ có thể đổ 3 thìa nước (45ml) vào một cái tã sạch. Tã ướt cho biết bé có đủ nước hay không.
Tã dơ (bé ị): 3 – 4 cái/ngày, sau ngày thứ tư: Từ ngày thứ 5, phân của bé nên có màu vàng và nhão (đôi khi có hạt), không phải phân su. Tháng đầu, bé cứ bú là ị, mỗi ngày 4 – 8 lần (hoặc hơn 10 lần). Tã dơ cho biết bé có đủ dinh dưỡng hay không.
Dấu hiệu tích cực khác
Sau khi bú, ngực mẹ mềm hơn, em bé tỏ ra khá là hài lòng, tỉnh táo, năng động. Sau cữ bú, nếu bé ngủ thiếp đi, không khóc nhè và không rút ngắn thời gian giữa các cữ thì bạn cứ yên tâm là bé không thiếu sữa đâu.
Sau 6 tuần
Tăng cân: Nếu bé tăng cân tốt chỉ với sữa mẹ có nghĩa là bé bú đủ sữa, Mức tăng cân trung bình của trẻ như sau:
– Từ 0 – 4 tháng: 150 – 210gr/tuần
– Từ 4 – 6 tháng: 120 – 150gr/tuần
– Từ 6 – 12 tháng: 60 – 120gr/tuần
Tã ướt (bé tè): 4 – 5 tã ướt sũng/ngày (tã ướt sũng chứa tương đương 116ml/nước). Nước tiểu của bé nên vàng nhạt và có mùi rất nhẹ. Tã ướt cho biết bé có đủ nước hay không.
Tã dơ (bé ị): Thay đổi theo từng bé, từ 1 tã trong khoảng 7 – 10 ngày hoặc vài tã/ngày. Sau 4 – 6 tuần, một số bé không ị thường xuyên. Điều này là bình thường chừng nào bé vẫn tăng cân tốt. Nếu vài ngày mới đi thì phân phải mềm và rất nhiều. Sau 1 tháng, bé bắt đầu đi ít hơn (từ 3 – 4 lần/ngày). Đến khoảng 3 tháng là 2 lần/ngày, sau đó 1 – 2 ngày mới đi một lần. Phân bé chừng nào còn bú mẹ hoàn toàn thì vẫn màu vàng, lợn cợn hạt nhỏ xíu và sệt. Đến lúc bé bắt đầu ăn dặm thì phân mới thay đổi.
Lượng sữa bé cần trong một ngày
Lượng sữa của bé qua từng cữ phải khác nhau và tăng dần. Trẻ sơ sinh (1 tháng tuổi) cần được bú khoảng 500 – 600ml/ngày. Từ 2- 4 tháng tuổi cần khoảng 700 – 800ml/ngày. Trẻ 5 – 6 tháng là 800 – 1000ml/ngày.
Bạn cũng có thể tính lượng sữa cần thiết dựa trên cân nặng của bé như sau: 150ml sữa/kg/ngày. Chẳng hạn em bé của bạn 5kg thì lượng sữa một ngày cần là 5 x 150ml = 750ml/ngày. Lưu ý là công thức tính lượng sữa theo cân nặng chỉ có thể áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Từ 6 tháng tuổi trở lên bé đã ăn dặm nên lượng sữa sẽ giảm và phụ thuộc vào chế độ ăn của bé.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

12 món ăn dặm không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, là lúc từng bước làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột theo độ tuổi. Cơ thể con còn non nớt, chưa hề có một sự chuẩn bị nào cho việc tiếp nhận nguồn dinh dưỡng mới, vì thế trong qúa trình chuẩn bị thức ăn dặm cho bé, mẹ nên chú ý tránh nhé.
1. Muối.
Bạn không nên cho thêm muối vào bất cứ thức ăn nào dành cho bé, vì lúc này thận của bé chưa thích ứng với lượng muối nhiều. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói cũng nên hạn chế cho trẻ ăn. Khi mua các thực phẩm dành cho bé, bạn cần kiểm tra kỹ thành phần muối trên bao bì.
2. Hải sản có vỏ.
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, bác sỹ đặc biệt khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không nhé.
12-thuc-pham-an-dam-nghiem-cam-cho-be-duoi-1-tuoi-1
Ảnh minh họa: Pinterest
3. Thức uống có chứa caffein.
Đây là thứ hiển nhiên cấm kỵ với trẻ. Chúng không hề có bất kỳ một loại vitamin hay chất dinh dưỡng nào cho trẻ, ngược lại còn có thể làm bé cảm thấy buồn nôn và nhiều tác hại khác cho dạ dày, khiến bé mệt mỏi, khó ngủ.
4. Một số loại phô mai mềm.
Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm nhé, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.
5. Pa-tê gan động vật.
Vì trong pate gan có chứa nhiều vi khuẩn Listeria dễ khiến bé bị ngộ độc đồng thời hàm lượng vitamin A quá cao cũng không tốt cho sự phát triển của bé.
6. Sữa bò.
Vì sữa bò là thực phẩm có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị dị ứng đồng thời hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khó có thể tiêu hóa được thực phẩm này gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng,…
7. Đường.
Các thực phẩm và thức uống có đường thường chứa nhiều chất ngọt nên hay làm sâu răng khi răng trẻ mới mọc. Chỉ nên thêm đường vào thực phẩm khi thực sự cần thiết. Trẻ dưới một tuổi tốt nhất không cho dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem.
8. Mật ong.
Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả khi trẻ bị ho. Bởi vì, trong mật ong có chứa một loại vi khuẩn có thể gây độc tố cho đường ruột của bé. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng là ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Mật ong cũng là một dạng đường, cũng có nghĩa nó có thể ảnh hưởng không tốt cho răng và gây sâu răng.
9. Các loại hạt.
Trẻ dưới 5 tuổi không nên cho ăn các loại hạt, nhất là đậu phộng vì có thể gây nghẹn, tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
10. Cá biển sâu.
Cá mập, cá kiếm, cá maclin là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thần kinh của trẻ, do đó cũng nên tránh cho trẻ ăn.
11. Trứng sống.
Không nên dùng trứng sống hay trứng chưa chín kỹ cho bé. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cho ăn trứng nhưng bạn phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại.
12. Dâu tây.
Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Mẹ thông thái cân bằng chất béo cho con

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.
1. Trong 6 tháng đầu đời, bé nhận được tất cả các chất béo cơ thể cần từ sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa chất béo mà người mẹ có được thông qua chế độ ăn uống của bản thân. Ngoài sữa mẹ, sữa công thức cũng giúp bổ sung những chất béo thiết yếu cho sự phát triển của bé.
2. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn cần sử dụng phối hợp cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật trong khẩu phần ăn để nạp thêm năng lượng cho thời kì tăng trưởng mạnh mẽ của bé. Ví dụ như khi cháo, bột, hoặc thức ăn dặm của bé đã nấu chín, mẹ có thể trộn một thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.
Mẹo giữ cân bằng chất béo trong bữa ăn của bé 1
3. Khi trẻ quá 2 tuổi, bạn có thể dần dần bắt đầu giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống của bé. Đây cũng là lúc nên cho bé chuyển sang uống sữa ít béo. Bạn có thể tìm các sản phẩm ít béo từ sữa như sữa chua và các chế phẩm khác.
4. Bắt đầu áp dụng các bữa ăn ít chất béo cho trẻ mới đi học bởi đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu có thể bị béo phì. Lượng chất béo cần thiết cho trẻ ở độ tuổi này là 30-40g/ngày, chiếm 20% khẩu phần ăn hàng ngày.
Mẹo giữ cân bằng chất béo trong bữa ăn của bé 2
5. Cố gắng hạn chế các loại thức ăn có chứa các chất béo không tốt trong bữa ăn gia đình như chất béo trong thịt, bơ, các loại thực phẩm chiên, bánh ngọt và bánh quy… Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất béo tốt như thịt nạc, sữa ít chất béo, bơ thực vật được làm từ các chất béo không bão hòa đa hoặc không bão hòa đơn, các loại hạt, trái cây tươi và rau quả. Bạn cũng nên giảm việc tiêu thụ lượng chất béo bão hòa còn khoảng 10% trong một bữa ăn.
6. Hãy làm tấm gương cho con bạn noi theo bằng cách ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe. Hạn chế thực phẩm đã qua chế biến, các loại thức ăn nhanh, các loại snack, bánh, kem và chocolate…
Theo Afamily
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Mách mẹ cách khuyến khích con làm việc nhà

Bạn hãy luôn là một tấm gương tốt để khuyến khích con dọn dẹp mọi thứ gọn gàng. Nếu nhà bạn luôn luôn bừa bộn, lộn xộn thì con bạn sẽ không bao giờ thích để đồ đạc của mình gọn gàng cả.
Để con có cảm giác vui vẻ làm việc nhà, năm lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn điều đó.
1. Tạo nơi thích hợp cất đồ chơi
Bạn không nên vứt đồ chơi của con đi khi không thấy có đủ chỗ để lưu trữ. Hãy suy nghĩ về việc tạo ra những nơi thích hợp có thể đựng hết số đồ chơi ấy và chắc chắn rằng con biết cách sắp xếp chúng. Sử dụng những giỏ đựng hoặc thùng đựng không nắp đậy để con có thể dễ dàng thấy và cất được đồ chơi.
2. Khuyến khích các kỹ năng
Việc kết hợp với làm việc nhà với hoạt động thúc đẩy kỹ năng hẳn sẽ tạo ra một cuộc phiêu lưu mới mẻ cho bé nhà bạn. Lau chùi, dọn dẹp và quét dọn đều là những hoạt động khuyến khích sự phối hợp khéo léo của tay và mắt, trong khi dọn đồ chơi và đặt chúng vào các thùng đựng cũng xây dựng cho con kỹ năng vận động tốt. Ngoài ra, bạn có thể biến việc dọn nhà trở thành một trò chơi tung hứng khi sử dụng một giỏ đựng làm gôn, hành động ấy không chỉ tạo nhiều niềm vui mà còn khuyến khích các kỹ năng vận động cơ ở trẻ.
Những mẹo khuyến khích bé làm việc nhà 1
3. Chỉ dẫn con từng bước một
Bạn có thể nghĩ chỉ cần bảo con đi dọn dẹp sạch sẽ là đủ, nhưng chính việc hướng dẫn từng bước để con hiểu chính xác những gì con mong đợi, đặc biệt với các bé trai lại rất quan trọng. Bạn có thể làm mẫu công việc nào đó một vài lần trước khi con thực sự biết cách. Một khi bé biết rửa bát đúng cách hoặc tìm thấy vị trí thích hợp để đựng đồ chơi của mình, cảm giác tuyệt vời của thành công sẽ khuyến khích bé thực hiện điều đó một lần nữa.
4. Hãy biến việc nhà thành niềm vui
Khi bé bắt tay làm việc nhà, bạn hãy bật một một bài hát vui tươi nghịch ngơm lên nhé! Có âm nhạc như vậy công việc nhà có vẻ không còn là việc vặt tẻ nhạt nữa, thật chí còn giúp  mọi người có hứng làm việc hơn tốt hơn. Thêm vào đó, bạn cũng có thể cho con lựa chọn làm việc nhà nào chúng muốn, chẳng hạn như một trong hai việc lau chùi đồ đạc hoặc quét dọn nhà cửa. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy tự hào khi hoàn thành xong việc được giao. Và hãy nhớ, bạn nên tặng con một lời khen ngợi tích cực, ví dụ như: “Phòng khách trông đẹp hẳn ra sau khi con lau sàn nhà đấy! Con có thích nhìn nhà trông sạch sẽ như thế không?”
5. Làm biểu đồ việc nhà
Ý tưởng làm một biểu đồ việc nhà có thể khiến trẻ cảm thấy đây là một nhiệm vụ, nhưng một khi công việc được hoàn thành, cả bạn và con sẽ ngạc nhiên với kết quả đạt được. Để bé được chọn việc nhà phù hợp với mình là một cách thông minh giúp con cảm thấy hài lòng sau khi loại được một nhiệm vụ ra khỏi danh sách việc phải hoàn thành. Không chỉ vậy, còn bạn có thể thưởng cho con sau một tuần kết thúc công việc bằng một hoạt động gia đình nào đó, chẳng hạn một bữa ăn ở nhà hàng con yêu thích hoặc đi xem một bộ phim con đã thích từ lâu.
Theo Afamily
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Chỉ số cơ thể cần có ở trẻ 8 tuổi

Trong quá trình phát triển của bé, có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố: ăn, ở, điều kiện sống, vệ sinh, y tế, tầm vóc và sức khoẻ của cha mẹ, mức kinh tế gia đình, khoảng cách giữa các con, sự cân bằng giữa các sinh hoạt: ngủ, chơi…
Ảnh: Corbis
– Cân nặng: Cân nặng phản ánh tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng. Trung bình cân nặng lúc bé 8 tuổi: nặng khoảng 22,9 – 25,3 kg (với bé trai) và 21,8 – 24,8 kg (với bé gái).
– Chiều cao: Chiều cao là một số đo rất trung thành của hiện tượng sinh trưởng. Trung bình lúc bé 8 tuổi: cao khoảng 121,7 – 127 cm (với bé trai) và 120,6 – 126, 4 cm (với bé gái). Chiều cao của ba mẹ cũng có ảnh hưởng thật sự đến chiều cao của con.
– Sự phát triển của não: Lúc này, trọng lượng của não bằng của người lớn (1300g). Não coi như hoàn chỉnh. Năng lực của não còn phụ thuộc vào cách kích thích và sử dụng qua giáo dục.
Đo vòng đầu cho phép đánh giá khối lượng của não. Vòng đầu được đo: phía trước ngang lông mày, hai bên trên vành tai, phía sau ngang ụ chẩm. Ở lứa tuổi này, vòng đầu bằng người lớn (54 – 55cm).
Khuôn mặt của bé lúc ra đời rất nhỏ so với sọ, sau dài ra dần.
Các đường nối của hộp sọ chưa dính liền nhưng các thóp đã đóng kín.
– Sự phát triển của các phần mềm: Các cơ trẻ em phát triển không đều nhau trong mọi lứa tuổi. Các cơ lớn phát triển trước, các cơ nhỏ phát triển sau. Vì vậy, trẻ em nhỏ chưa làm được những động tác tỉ mỉ cần sử dụng đến ngón tay. Lúc này, bé có thể làm được một số động tác tỉ mỉ.
Khối lượng các bắp thịt phản ánh tình trạng dinh dưỡng. Bé có bắp thịt chắc nịch thường khỏe hơn bé to, bệu.
– Sự phát triển các chi: Chân tay dài ra với thời gian. Độ dài chân tay được phản ánh ở tỷ lệ phần trên / phần dưới. Phần trên: đo từ xương mu trở lên; phần dưới: chiều cao chung trừ phần trên. Tỷ lệ này bằng 1,7 lúc đẻ và giảm dần cho đến lúc trưởng thành.
Tỷ lệ phần trên / phần dưới ở lứa tuổi này là 1,1.
– Sự phát triển của răng: Đếm số răng, có thể ước lượng tuổi của bé. Từ 6 tuổi trở đi răng sữa sẽ rụng dần và được thay bằng răng vĩnh viễn theo thứ tự.
Bé 6 – 7 tuổi sẽ thay 4 răng hàm I và 6 – 8 tuổi thay 4 răng cửa giữa.
Trong thời gian mọc răng, bé có thể sốt nhẹ, rối loạn giấc ngủ, ăn kém…
– Sự phát triển của xương: Xương là chỗ dựa của toàn bộ cơ thể; một số xương làm nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận quan trọng như não, tim, phổi…
Hệ xương phối hợp với hệ cơ và thần kinh làm cơ thể vận động được.
Xương thai nhi hầu hết là tổ chức sụn. Quá trình tạo thành xương dần dần phát triển và kết thúc lúc 20 – 25 tuổi. Sự phát triển của các điểm cốt hoá ở các khớp xương cũng có thể tương xứng với tuổi.
Người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của trẻ thơ chính là đồ chơi, bé học hỏi và thể hiện khả năng sao chép, phân tích và giao tiếp khi chơi trò chơi. Hiểu được điều đó iKids luôn mang đến những sản phẩm chất lượng và an toàn như đồ chơi trẻ em, bể bơi cho bé, đồ chơi thông minh, xe trẻ em, đất nặn…giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện nhất.
            IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ    

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Dinh dưỡng vàng trong bữa ăn của bé

Khi mới chào đời, bé yêu nhận được hệ miễn dịch thụ động từ sữa mẹ để chống lại các nhân tố độc hại của môi trường. Tuy nhiên những tháng sau đó, bé cần phải học cách tự mình chống chọi với các nhân tố gây bệnh. Vậy mẹ cần làm gì để tăng sức đề kháng cho bé? Sau đây là các loại dinh dưỡng vàng mẹ cần bổ sung vào thực đơn của trẻ để trẻ có được sức đề kháng khỏe mạnh hơn.
Vitamin C giúp nuôi dưỡng sức đề kháng cho trẻ
Vitamin được biết đến nhờ khả năng tăng cường hệ miễn dịch ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vitamin C giúp sản xuất tế bào bạch cầu và các kháng thể chống lại sự nhiễm trùng và sự xâm nhập của virus.
Trẻ sơ sinh cần khoảng 150 mg vitamin C mỗi ngày, trong khi đó trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo cần khoảng 250 mg. Và mẹ hãy lưu ý 7 loại quả giàu vitamin C hàng đầu cần có trong thực đơn của bé là ổi, đu đủ, dâu tây, kiwi, cam, bưởi và dưa Mỹ.
Tăng sức để kháng cho trẻ
Ảnh: Sưu tầm Internet
Vitamin C tăng sức đề kháng cho trẻ tuyệt vời mà mẹ không nên bỏ qua.
Acid béo Omega 3 củng cố sức đề kháng còn non nớt của trẻ
Khoa học đã chứng minh rằng Omega 3 có thể cải thiện rất nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ, trong đó có hệ thống miễn dịch. Trong 6 tháng đầu tiên, sữa mẹ là nguồn cung cấp Omega 3 chủ yếu nhưng sau thời gian đó, trẻ sẽ phải tự tổng hợp từ nguồn thực đơn hàng ngày.
Nhưng hầu như tất cả trẻ em đều không dung nạp đủ lượng Omega 3 cần thiết. Vì vậy, mẹ cần chú trọng bổ sung Omega 3 cho trẻ từ các bữa ăn hàng ngày. Và trứng, cá, gạo, dầu hạt cải, hạt lanh và các loại đậu là nguồn cung cấp lý tưởng Omega 3 cho cơ thể.
Probiotic – thành phần đề kháng quan trọng trong cơ thể bé yêu
Probiotic – Lợi khuẩn là thành phần không thể thiếu trong hệ thống miễn dịch của con người. Đặc biệt, lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa chiếm tới hơn 75% thành phần hệ thống miễn dịch của cơ thể em bé. Các vi sinh vật có lợi này giúp điều hóa môi trường tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và ức chế sự phát triển của vi sinh vật có lợi tấn công cơ thể.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ có thể làm suy giảm lượng vi sinh vật có lợi này, khiến cho trẻ dễ mắc một số căn bệnh truyền nhiễm khác. Như vậy, lợi khuẩn là cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả và nên được thực hiện mỗi ngay để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Các vi sinh vật này có thể được tìm thấy trong sữa chua, bơ, kem, nước trái cây, pho mát và các sản phẩm men vi sinh.
Chia sẻ tang suc de khang cho tre
Ảnh: Sưu tầm Internet
Cung cấp Probiotic là cách tăng sức đề kháng bền vững cho bé yêu
Vitamin A xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ
Vitamin A giúp điều chỉnh phản ứng của hệ thống miễn dịch khỏi tác động lây nhiễm và bảo vệ não bộ khỏi tác dụng phụ của vắc-xin. Nó cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của tế bào cũng như là sức khỏe của làn da. Mẹ có thể bổ sung vitamin A cho bé thông qua các loại hoa quả đỏ, khoai lang, rau lá xanh, bí ngô, mơ…
Tuy nhiên, mặc dù vitamin A có thể thúc đẩy một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh nhưng nếu mẹ cung cấp quá nhiều cho bé, khiến vitamin A tích tụ trong cơ thể nhiều, gây đau đầu, vàng da và trong trường hợp nặng có thể làm tổn thương lá gan của bé.
Đồ chơi trẻ em làm từ gỗ là đồ chơi thông minh giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tầm vóc và trí tuệ. Trẻ không ngừng học hỏi về thế giới quan thông qua hoạt động chơi các trò chơi có màu sắc sinh động, hình thù ngộ nghĩnh. Bể bơi cho bé intex cho trẻ thoải mái bơi lội trong làn nước tươi mát, giúp trẻ tăng cường khả năng vận động linh hoạt giữa các chi, phát triển trí tuệ và tầm vóc.
                                    IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ        

Mẹo nấu cháo ngon cho con lười ăn

Chắc hẳn bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi mỗi lần cho con ăn mất hàng tiếng đồng hồ mà bé chả chịu ăn. Hãy tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn của trẻ và cùng vào bếp nấu cháp ngon dành riêng cho bé.
Vừa đi làm vừa chăm con nhỏ sao cho vẹn cả đôi đường luôn là vấn đề gây rắc rối cho rất nhiều bà mẹ trẻ. Đặc biệt, đối với các chị em công sở ngày làm 8 tiếng thì việc canh thức để nấu cho con một nồi cháo ngon mỗi ngày càng trở nên “bất khả thi”. Chính vì vậy nhiều mẹ đã lựa chọn cách mua cháo dinh dưỡng có sẵn cho con. Tuy nhiên,việc cho bé sử dụng cháo nấu sẵn ngoài hàng như vậy thường không đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc thực phẩm.
Nau chao ngon cho be luoi an
Ảnh: Sưu tầm Internet
Nấu cháo cho bé lười ăn bằng cách đặt cốc trong nồi cơm điện
Mặt khác, nếu mẹ sử dụng phương pháp nấu cháo bằng nồi nhôm hoặc inox thông thường thì sẽ tốn rất nhiều thời gian canh cháo mà đôi khi khuấy đảo liên tục cháo vẫn bị khê. Vậy ta phải làm thế nào đây? Xin mách mẹ 4 cách nấu cháo đảm bảo đủ tiêu chí nhanh – bổ – rẻ. Mặt khác là bé sẽ bớt lười ăn hơn rất nhiều khi ăn cháo mẹ nấu.
Dù nấu theo phương pháp nào, nguyên tắc đâu tiên để nấu cháo nhừ và ngon là mẹ nên nấu hai lần: một lần vào tối hôm trước và 1 lần vào sáng hôm sau. Kinh nghiệm thứ hai là cháo nên được nấu đặc một chút, như vậy khi thành phẩm có thể trữ đông dùng nhiều lần. Ngoài ra, cháo đặc có thể chế thêm nước cho loãng vừa với ý thích chứ cháo loãng thì thường rất khó “sửa sai”.
Nấu cháo bằng nồi cơm điện
  • Vo gạo thật sạch rồi đổ vào nồi, cho nước vừa đủ.
  • Bật nút nấu cơm
  • Canh cho đến khi sôi, chuyển sang chế độ hâm nóng, để 15 phút rồi rút điện.
  • Sáng hôm sau, trước khi nấu, mẹ cần kiểm tra lượng nước trong nồi đã đủ chưa. Nếu cháo đặc, mẹ có thể bổ sung thêm nước, khuấy đều.
  • Bật nút nấu một lần nữa., 15 phút sau cháo sẽ chín nhừ.
Nấu cháo bằng bình thủy đựng nước
  • Đây là cách làm đơn giản và “dã chiến” hay được các bà các mẹ ngày xưa áp dụng.
  • Buổi tổi trước khi đi ngủ, mẹ vo gạo sạch, để ráo rồi cho vào bình thủy. Lượng gạo chiếm khoảng ¼ bình
  • Đun cho nước nóng già rồi đổ vào cùng với gạo. Mẹ chú ý không nên đổ nước đầy tràn vì gạo sẽ còn nở ra chiếm diện tích trong bình.
  • Đậy kín nắp để qua một đêm, sáng hôm sau mẹ sẽ có một bình cháo thơm.
  • Một mẹo nhỏ dành cho mẹ: Nên sử dụng những bình thủy đựng nước dạng tròn thấp, cổ rộng để dễ dàng rửa và vệ sinh bình sạch sẽ.
Nấu cháo bằng bếp gas
  • Cách nhỏ thông thường tưởng chừng ai cũng biết nhưng thực ra rất nhiều mẹ bật bếp đun cháo liên tục vừa tốn gas lại vừa dễ để cháo bị khê.
  • Thực tế, mẹ chỉ cần cho gạo vào nồi, cho nước vừa đủ rồi châm lửa, đợi đến khi cháo sôi thì tắt bếp.
  • Sáng hôm sau trước khi đi làm, mẹ bật bếp lên một lần nữa, cho thịt hoặc tôm cá băm nhỏ tùy ý là con đã có ngay một bữa sáng dinh dưỡng tuyệt vời.
Nấu cháo bằng cốc
  • Mẹ dùng thìa để đong lượng gạo cần nấu, cho vào cốc rồi vo cho sạch
  • Gạn hết nước vo gạo, đổ nước vừa đủ (với các bé mới tập ăn dặm, tỷ lệ cháo : nước thường là 1:10).
  • Đặt cốc vào nồi cơm điện nấu chung cùng với gia đình. Mẹ chú ý nếu dùng cốc nhựa đừng để đáy cốc chạm nồi cơm mà nên để lên trên lớp gạo nấu cho cả nhà.
  • Ấn nút nấu cơm.
  • Sau khi cơm chín, ủ cháo thêm khoảng 15 -20 phút.
  • Vậy là khi cả nhà đến bữa ăn cơm thì cốc cháo của bé cũng đã sẵn sàng.
Nhờ 4 phương pháp nấu cháo đơn giản tiện lợi trên đây, công việc đun hầm phiền phức lắm “nhiêu khê” của các bà mẹ trẻ bận rộn đã trở nên đơn giản biết bao.
Chúc mẹ thành công và có những bữa ăn ngon với con yêu.
Đồ chơi trẻ em làm từ gỗ là đồ chơi thông minh giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tầm vóc và trí tuệ. Trẻ không ngừng học hỏi về thế giới quan thông qua hoạt động chơi các trò chơi có màu sắc sinh động, hình thù ngộ nghĩnh. Bể bơi cho bé intex cho trẻ thoải mái bơi lội trong làn nước tươi mát, giúp trẻ tăng cường khả năng vận động linh hoạt giữa các chi, phát triển trí tuệ và tầm vóc.
                                    IKIDS -Thế giới của bé, niềm tin của cha mẹ